ĐỐI THOẠI TÔN GIÁO
Phần III
Chương 3
Hiện hữu là một hay nhiều?
Nếu giải đáp thứ nhất cho rằng vũ trụ tự hữu, thì rõ ràng cái thực tại «tự hữu» đó không phải là những vật hữu hình mà ta có thể cảm nhận bằng giác quan. Kinh nghiệm trước mắt cho thấy những vật hữu hình đang hiện hữu rõ ràng trước mắt ta là phải do một hữu thể khác sinh ra hay làm ra. Chẳng hạn cuốn sách, cây viết, cái bàn, thậm chí chính bản thân ta, người bên cạnh ta, cha mẹ ông bà của ta, hay bất kỳ một người nào. Chẳng có một vật gì ta thấy được, cảm được, mà lại tự hữu, mà lại không sinh ra từ một cái gì khác. Như vậy, rõ ràng là chúng chẳng tự hữu được. Vậy thì vũ trụ – bao gồm những sự vật ấy – tự hữu ở chỗ nào?
Ta thấy có sự mâu thuẫn giữa hai điều:
– một đằng giải đáp thứ nhất này tiên thiên nhận vũ trụ là tự hữu.
– một đằng kinh nghiệm cho thấy tất cả những gì kinh nghiệm được trong vũ trụ đều không tự hữu, mà luôn luôn do một vật gì khác sinh ra hay tạo nên. Mà vũ trụ là gì nếu không phải là toàn thể những vật không tự hữu ấy?Như vậy là có hai phạm trù:
– một là cái tự hữu mà giải đáp này tiên thiên gán cho vũ trụ nói chung,
– hai là những cái không tự hữu mà chúng ta thấy trước mắt và hằng ngày, là những thành phần của vũ trụ.Giải đáp thứ nhất gộp hai phạm trù trên thành một hữu thể duy nhất nhưng có hai mặt khác nhau, mỗi mặt ứng với một trong hai phạm trù nói trên. Chủ trương này sẽ được trình bày chi tiết trong chương sau (xem chương 3: "Vũ trụ là một hay nhiều")
Còn trong giải đáp thứ hai, có sự phân biệt và tách biệt rất rõ ràng giữa một đằng là Hữu-Thể-Có-Trước, tức hữu thể tự hữu (hay tất hữu), và một đằng là những hữu thể không tự hữu (tức ngẫu nhiên hay được tạo dựng nên).
Như thế, cả hai giải đáp đều điểm chung là có sự phân biệt giữa thực tại tự hữu và những thực tại không tự hữu. Thực tại tự hữu chỉ có một, duy nhất (*1); còn những thực tại không tự hữu thì có rất nhiều.
Và hai phạm trù nói trên liên quan đến vấn nạn căn bản thứ hai (*2) sau đây: Hiện hữu là một hay nhiều?
Hiện hữu là một hay nhiều?
Nhận định này khiến ta nghĩ tới hai quan điểm khác nhau của hai triết gia Hy Lạp thời thượng cổ: Héraclite và Parménide.
Trong khoa Hữu Thể học được dạy trong các đại chủng viện hay các học viện Kitô giáo, đó là hai quan điểm khác nhau trước một vấn đề căn bản được nêu ra để giải quyết. Khoa Hữu Thể học này ảnh hưởng trên những suy tư triết học và thần học của đa số các nhà thần học Kitô giáo Tây phương lẫn Đông phương. Vì thế, chúng ta cần xét lại vấn đề căn bản này, và xem hai khuynh hướng triết lý tại Đông và Tây phương giải quyết vấn đề này thế nào.
Héraclite (540–475 trước CN) chủ trương «hữu thể là nhiều» (l’être est multiple) và luôn luôn biến đổi. Ông dựa vào những gì ông – cũng như tất cả mọi người – đều thấy:
Còn Parménide (515 trước CN) – một triết gia đồng thời với Héraclite – lại chủ trương «hữu thể chỉ là một» (l’être est un) và bất biến. Ông lý luận:
Trong khoa Hữu Thể học được dạy trong các đại chủng viện hay các học viện Kitô giáo, đó là hai quan điểm khác nhau trước một vấn đề căn bản được nêu ra để giải quyết. Khoa Hữu Thể học này ảnh hưởng trên những suy tư triết học và thần học của đa số các nhà thần học Kitô giáo Tây phương lẫn Đông phương. Vì thế, chúng ta cần xét lại vấn đề căn bản này, và xem hai khuynh hướng triết lý tại Đông và Tây phương giải quyết vấn đề này thế nào.
Chủ trương «hữu thể là nhiều» của Héraclite
Héraclite (540–475 trước CN) chủ trương «hữu thể là nhiều» (l’être est multiple) và luôn luôn biến đổi. Ông dựa vào những gì ông – cũng như tất cả mọi người – đều thấy:
@ Có biết bao nhiêu vật khác nhau hiện hữu trước mắt ta, điều đó không thể phủ nhận được. Vậy thì hữu thể phải là nhiều, đa dạng.
@ Chúng luôn luôn thay đổi như nước của một dòng sông, không bao giờ ở yên một chỗ. Vì thế, ông nói: «Không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông», vì dòng sông hôm nay không còn là dòng sông hôm qua, dòng sông bây giờ không còn là dòng sông lúc nãy nữa, nên dòng sông tắm lần trước không còn là dòng sông tắm lần sau.Vậy hữu thể phải là nhiều và luôn luôn biến đổi.
Chủ trương «hữu thể là một» của Parménide
Còn Parménide (515 trước CN) – một triết gia đồng thời với Héraclite – lại chủ trương «hữu thể chỉ là một» (l’être est un) và bất biến. Ông lý luận:
● Hữu thể – tức cái hiện hữu – chỉ có thể là một. Vì nếu là hai, thì cái thứ nhất đã là «hữu» rồi, tất nhiên cái thứ hai phải là «phi hữu», mà đã là phi hữu thì đâu có hiện hữu!
● Đã là «hữu thể» thì phải bất biến, nghĩa là không thể thay đổi, vì thay đổi là biến thành khác, mà khác với «sự hữu» nó đang là thì chỉ là phi hữu. «Hữu» biến thành «phi hữu» là chuyện không thể hiểu được.Tóm lại, hữu thể chỉ có thể là một và không biến đổi (*3).
Mâu thuẫn giữa hai quan điểm trên
Quan điểm của Parménide và Héraclite rõ ràng là mâu thuẫn lẫn nhau, và theo nguyên lý mâu thuẫn (principe de contradiction) của triết lý Tây phương, tất nhiên trong hai quan điểm ấy phải có một đúng một sai. Nhưng ông nào cũng có lý vững chắc của mình, khiến không ai có thể – một cách hợp lý – bác bỏ bất kỳ quan điểm nào trong hai. Mà cho rằng hữu thể vừa là một vừa là nhiều, thì là tự mâu thuẫn; và cũng theo nguyên lý mâu thuẫn của triết Tây thì không thể chấp nhận cả hai quan điểm cùng đúng được.
● Nếu hữu thể chỉ là một như Parménide chủ trương, thì sự đa dạng ta thấy nơi vạn vật chỉ là biểu kiến và ảo ảnh. Điều này dễ chấp nhận đối với những đầu óc thuần lý, nhưng quả là khó chấp nhận đối với những đầu óc cụ thể. Và trong chủ trương này, từ «hữu thể» chỉ có một nghĩa duy nhất (univoque), và chỉ áp dụng cho hữu thể duy nhất ấy thôi.
●Nếu hữu thể là nhiều như Héraclite chủ trương, thì từ «hữu thể» sẽ có nhiều nghĩa khác nhau (équivoque), và nó thay đổi nghĩa khi áp dụng cho những hữu thể khác nhau, đặc biệt cho hữu thể tự hữu và những hữu thể ngẫu nhiên (*4).
● ● ●
Trước mâu thuẫn đó, cũng có hai cách giải quyết:
– Cách 1: theo khuynh hướng triết lý nhất nguyên của Đông phương (giải đáp thứ nhất).
– Cách 2: theo Aristote, hay theo khuynh hướng triết lý nhị nguyên của Tây phương (giải đáp thứ hai).
Theo giải đáp thứ nhất ở chương 2 về «sự tự hữu», vũ trụ xét như một toàn thể thì tự hữu, nhưng tất cả những vật cá thể trong vũ trụ thì đều ngẫu nhiên, không tự hữu. Theo đó, vũ trụ là một thực tại duy nhất, nhưng lại có hai mặt:
– mặt biến đổi
– và mặt không biến đổi.
Vũ trụ có hai mặt khác nhau
Quan niệm nhất nguyên phân cực cho rằng vũ trụ này là duy nhất, nhưng có hai mặt khác nhau:
● Mặt biến đổi – còn gọi là mặt «hiện tượng» – là mặt ta thấy được, cảm được bằng giác quan, vốn đa tạp, thay đổi từng giây phút. Từ mặt này mà nhìn, ta thấy vũ trụ gồm rất nhiều thực tại khác nhau. Mặt này tương ứng với mặt mà Héraclite thấy nơi hữu thể.
● Và mặt không biến đổi – còn gọi là mặt «bản thể» – có tính siêu hình, phải dùng trí tuệ để thấy. Nhìn từ mặt này, ta thấy toàn thể vũ trụ chỉ là một thực tại duy nhất, thường hằng, không biến đổi. Mặt không biến đổi này là nền tảng cho mặt biến đổi kia, vì những cái biến đổi đòi hỏi phải có một cái gì đó không biến đổi làm nền tảng cho chúng. Thực tại không biến đổi ấy chỉ có một, tự hữu, làm nền tảng cho tất cả những gì biến đổi, những gì không tự hữu. Mặt không biến đổi này tương ứng với mặt mà Parménide thấy nơi hữu thể.
«Bản thể» hay thực tại không biến đổi ấy ở mặt này tự thể hiện thành những «hiện tượng» hay những thực tại biến đổi ở mặt kia. Như vậy, «bản thể» và «những hiện tượng» do bản thể thể hiện ra chỉ là một hữu thể duy nhất. Tương tự như mặt trắng và mặt đen của tờ giấy, tuy khác hẳn nhau nhưng chỉ là một tờ giấy duy nhất. Hay cũng như chỉ có một dòng sông duy nhất: năm này qua năm khác, thế kỷ này sang thế kỷ khác, dòng sông ấy không có gì thay đổi; nhưng nước trong dòng sông luôn luôn thay đổi, lúc đục lúc trong, lúc lớn lúc ròng, lúc nhanh lúc chậm, v. v… Bản chất không thay đổi của dòng sông chính là luôn luôn chảy, nghĩa là luôn luôn thay đổi. Như vậy, xét về mặt bản thể hay toàn thể, dòng sông không thay đổi, nhưng xét về mặt hiện tượng là nước sông, thì nó thay đổi không ngừng. Nhưng dòng sông hay nước trong sông chỉ là một. Dòng sông chính là nước sông, nước sông chính là dòng sông. Như vậy, có hai cách nhìn dòng sông, có người nhìn thấy nó không hề thay đổi, có người lại thấy nó lúc nào cũng thay đổi. Cả hai cách nhìn đều đúng, vì chỉ một dòng sông nhưng có hai mặt mâu thuẫn nhau.
Một vài minh họa khác đơn sơ, bất toàn, nhưng giúp ta dễ quan niệm hai mặt khác nhau của cùng một thực tại là vũ trụ vạn vật:
a/ Một thực tại, nhưng hai mặt khác nhau
Một vài minh họa khác đơn sơ, bất toàn, nhưng giúp ta dễ quan niệm hai mặt khác nhau của cùng một thực tại là vũ trụ vạn vật:
a/ Một thực tại, nhưng hai mặt khác nhau
Những người giải thích theo kiểu này thường chủ trương thực tại đa diện. Chẳng hạn khuynh hướng chung của Triết học Đông phương là «nhất nguyên phân cực», hay «nhất thể lưỡng diện», quan niệm rằng: thực tại vũ trụ có hai mặt khác nhau, nhưng hai mặt khác nhau ấy lại chỉ là một thực tại duy nhất. Tương tự như một tờ giấy có hai mặt, mặt trắng mặt đen, nhưng cả hai mặt ấy chỉ là một tờ giấy. Người nhìn phía này có thể chỉ thấy nó trắng, và cho rằng tờ giấy ấy mầu trắng. Nhưng người nhìn phía kia lại chỉ thấy nó đen, và cho rằng nó đen. Người thông đạt thấy được cả hai mặt thì nói nó vừa đen vừa trắng, đen mặt này nhưng trắng mặt kia; mặt đen và mặt trắng chỉ là một thực tại duy nhất: tờ giấy. Như thế mặt đen cũng là một phần của tờ giấy, và mặt trắng cũng là một phần của tờ giấy. Hai mặt tuy khác nhau, nhưng không tách rời nhau, nghĩa là có thể phân biệt (distingué), nhưng không thể tách biệt (séparé).
Do đó:Nghĩa là có thể phân biệt hai mặt khác nhau
– Đứng trên bình diện «mặt» hay «cục bộ» mà nói, thì mặt này khác mặt kia, hay mặt này và mặt kia là hai. Nghĩa là có thể phân biệt hai mặt khác nhau.
– Nhưng đứng trên bình diện «tờ giấy» hay «toàn thể» mà nói, thì hai mặt là một, hay nói cách khác, mặt này cũng chính là mặt kia. Nghĩa là không thể tách biệt mặt này khỏi mặt kia.
Do đó:Nghĩa là có thể phân biệt hai mặt khác nhau
– Đứng trên bình diện «mặt» hay «cục bộ» mà nói, thì mặt này khác mặt kia, hay mặt này và mặt kia là hai. Nghĩa là có thể phân biệt hai mặt khác nhau.
– Nhưng đứng trên bình diện «tờ giấy» hay «toàn thể» mà nói, thì hai mặt là một, hay nói cách khác, mặt này cũng chính là mặt kia. Nghĩa là không thể tách biệt mặt này khỏi mặt kia.
1) Nước và sóng: Trước biển cả bao la, ta thấy chỉ có một thứ nước biển, duy nhất, lúc nào cũng thế, không thay đổi, nhưng được thể hiện thành muôn triệu muôn tỉ ngọn sóng, sinh diệt, biến đổi không ngừng.
2) Dòng điện và những thể hiện của dòng điện: Chỉ có một dòng điện duy nhất, thường hằng. Nhưng dòng điện lại thể hiện ra thành nhiều thứ khác nhau: ánh sáng (trong bóng đèn), chuyển động (trong môtơ), gió (trong quạt máy), hơi nóng (trong bếp điện), hơi lạnh (trong tủ lạnh), sự biến đổi chất (trong bình điện giải), sự thông minh hay khả năng tính toán (trong máy vi tính)… là những thứ rất đa dạng và không thường hằng (lúc có lúc không, tùy theo người sử dụng).
Nước biển, dòng điện, biểu tượng cho «bản thể» của vũ trụ, hay vũ trụ vạn vật xét như một toàn thể: nó bất biến, tự hữu. Còn các biểu hiện của điện và những ngọn sóng biểu tượng cho các «hiện tượng» hay vạn sự vạn vật trong vũ trụ: chúng luôn luôn biến chuyển, không tự hữu, cái này sinh ra từ cái kia. Kiểu nói «vũ trụ vạn vật» nói lên hai mặt của một thực tại duy nhất: vũ trụ chỉ có một, nhưng vạn vật thì vô số.
Giải đáp này – tức chủ trương «nhất nguyên phân cực» hay «nhất thể lưỡng diện» – có thể dung hòa một cách tuyệt vời, tự nhiên, không gượng ép, và rất hợp lý sự mâu thuẫn giữa hai lập trường của Héraclite và Parménide. Hai lập trường này nếu chiếu theo những nguyên lý của lý trí (của triết lý Tây phương) thì không thể dung hòa được. Khi quan niệm thực tại có hai mặt, tự nhiên ta thấy cái nhìn khác nhau của cả hai ông đều có chỗ đứng: kẻ thấy mặt này, người thấy mặt kia. Nếu quan niệm thực tại chỉ có một mặt, tất nhiên cái nhìn này sẽ loại trừ cái nhìn kia; nói khác đi, hễ nhìn nhận cái nhìn này đúng, tất phải kết luận cái nhìn kia sai.
Khuynh hướng chung của các tôn giáo Đông phương và các nhà tư tưởng Đông phương là nhìn vũ trụ vạn vật theo cách thứ nhất. Vũ trụ tương ứng với bản thể hay toàn thể, vạn vật tương ứng với các hiện tượng.
Khuynh hướng chung của các tôn giáo Đông phương và các nhà tư tưởng Đông phương là nhìn vũ trụ vạn vật theo cách thứ nhất. Vũ trụ tương ứng với bản thể hay toàn thể, vạn vật tương ứng với các hiện tượng.
• Bản thể của vũ trụ thì duy nhất, không thay đổi, tuyệt đối, tự hữu, vô hạn, làm nền tảng cho các hiện tượng.
• Còn các hiện tượng – là vạn vật – thì đa dạng, phức tạp, luôn luôn thay đổi, tương đối, ngẫu nhiên, hữu hạn, lấy bản thể làm nền tảng.
Vì là hai mặt khác nhau của một thực tại duy nhất, nên hai mặt là một, hay có thể nói: vũ trụ và vạn vật là một, duy nhất và đa tạp là một, tuyệt đối và tương đối là một, tất hữu và ngẫu nhiên là một, vô hạn và hữu hạn là một. Chẳng hạn như trong đạo Phật, người ta vẫn nói: «Vạn pháp và Chân Như là một», hay «Vạn pháp là Chân Như, Chân Như là vạn pháp» (*5). Hay trong Ấn giáo có câu «Brahman là Âtman, Âtman là Brahman» (*6) hay «Brahman và Âtman là một» mà các tín đồ Ấn giáo coi là chân lý rất quan trọng nhất cần phải giác ngộ mới đạt đạo.
Tóm lại, giải đáp thứ nhất dựa trên quan niệm thực tại đa diện, cho rằng hai loại hữu thể
– một loại là tự hữu, duy nhất, bất biến,
– loại kia là ngẫu nhiên, đa tạp, luôn luôn thay đổi tương ứng với hai mặt của một thực tại duy nhất.
Cách thứ hai: chủ trương «nhị nguyên»
a/ Nỗ lực dung hòa của Aristote
Trong triết lý Tây phương, sự mâu thuẫn giữa hai quan điểm của Héraclite và Parménide đã được Aristote (384–422 trước công nguyên) dung hòa bằng thuyết «suy loại» hay «tương tự» (analogie de l’être) để có thể chấp nhận cả hai. Trước hết ông đồng ý với Parménide, cho rằng hữu thể chỉ là một, nghĩa là trước hết có một hữu thể duy nhất. Hữu thể này tự hữu và tất hữu. Tuy nhiên, ông cũng đồng ý với Héraclite khi thấy trước mắt hữu thể là nhiều.
Vấn đề là phải giải thích vô số hữu thể đa dạng kia từ đâu đến.
Theo Aristote, Hữu Thể duy nhất và đầu tiên kia đã tạo dựng nên tất cả những hữu thể khác. Cách hiện hữu của những hữu thể được tạo dựng này không hoàn toàn đồng nhất (identique) với cách hiện hữu của Hữu thể duy nhất và đầu tiên kia. Vì nếu hoàn toàn đồng nhất thì «hữu thể» (hiểu theo nghĩa nguyên thủy) đã trở thành nhiều, và như thế là mâu thuẫn với Parménide. Cách hiện hữu của chúng chỉ là tương tự, giông giống hay na ná (analogue) với cách hiện hữu của Hữu Thể duy nhất và đầu tiên. Tương tự, na ná có nghĩa là có phần nào giống và cũng có phần nào khác. Như vậy, những hữu thể được tạo dựng này hiện hữu ở một cấp độ thấp hơn, chúng có nguồn gốc là hư vô, phi hữu, nên có thể nói theo một cách nào đó, chúng là sự pha trộn giữa hữu và phi hữu, giữa hữu thể và hư vô.
Chỉ Hữu Thể Đầu Tiên – mà yếu tính chính là hiện hữu – mới có khả năng tạo dựng nên những hữu thể thứ cấp như thế. Và lập trường của Héraclite rất đúng cho những hữu thể loại sau, tức loại được Hữu Thể Đầu Tiên tạo dựng: chúng đa tạp và luôn luôn biến đổi.
Như thế thuyết này vừa nhìn nhận quan điểm «hữu thể là một» của Parménide được áp dụng cho Hữu thể Đầu Tiên, vừa nhìn nhận quan điểm của Heraclite được áp dụng cho những hữu thể được tạo dựng mà Aristote tạm gọi là «hữu thể» với một ý nghĩa hơi khác một chút. Nhờ thế ông dung hòa được hai quan điểm mâu thuẫn ấy.
Thuyết này của Aristote được các triết gia đồng thời với ông, và nhiều triết gia sau này chấp nhận. Vả lại, ở Tây phương, không có một lý thuyết nào hợp lý hơn giải thích được sự mâu thuẫn giữa hai lập trường không thể bác bỏ được của Parménide và Héraclite.
Nhận xét về hai cách giải quyết
Vấn đề là phải giải thích vô số hữu thể đa dạng kia từ đâu đến.
b/ Thuyết suy loại của Aristote
Chỉ Hữu Thể Đầu Tiên – mà yếu tính chính là hiện hữu – mới có khả năng tạo dựng nên những hữu thể thứ cấp như thế. Và lập trường của Héraclite rất đúng cho những hữu thể loại sau, tức loại được Hữu Thể Đầu Tiên tạo dựng: chúng đa tạp và luôn luôn biến đổi.
Như thế thuyết này vừa nhìn nhận quan điểm «hữu thể là một» của Parménide được áp dụng cho Hữu thể Đầu Tiên, vừa nhìn nhận quan điểm của Heraclite được áp dụng cho những hữu thể được tạo dựng mà Aristote tạm gọi là «hữu thể» với một ý nghĩa hơi khác một chút. Nhờ thế ông dung hòa được hai quan điểm mâu thuẫn ấy.
Thuyết này của Aristote được các triết gia đồng thời với ông, và nhiều triết gia sau này chấp nhận. Vả lại, ở Tây phương, không có một lý thuyết nào hợp lý hơn giải thích được sự mâu thuẫn giữa hai lập trường không thể bác bỏ được của Parménide và Héraclite.
Nhận xét về hai cách giải quyết
Trước vấn đề căn bản «tại sao vũ trụ lại hiện hữu thay vì không hiện hữu?», có hai giải đáp khác nhau như đã được trình bày ở chương 2 về vấn đề tự hữu (xem trang ???). Cả hai giải đáp ấy đều nhìn nhận hai loại hữu thể:
Trước sự mâu thuẫn giữa hai chủ trương của Parménide và Héraclite, có hai cách giải quyết như đã trình bày ở chương 3 về «Hữu thể là một hay là nhiều?» (trang ???).
Nhưng:
Thêm vào đó, tạo dựng từ hư vô là một ý niệm mà nhiều người theo giải đáp thứ nhất nhận thấy thật là khó hiểu, vì nó hoàn toàn đi ngược lại với kinh nghiệm bình thường của mọi người: không ai tạo dựng hay làm nên được một vật gì từ hư vô, mà luôn luôn từ một cái gì đã có sẵn. Ngay cả những người theo giải đáp thứ hai cũng cho đó là một mầu nhiệm: mầu nhiệm tạo dựng. Đã là mầu nhiệm thì không thể hiểu thấu hay giải thích được, và Thiên Chúa – hay Hữu Thể Đầu Tiên – thì toàn năng, là Đấng duy nhất có khả năng tạo dựng một cách rất mầu nhiệm ấy.
Như vậy theo giải đáp thứ hai, người ta phải chấp nhận hai mầu nhiệm hay hai điều không giải thích nổi:
● Hữu Thể Tự Hữu: tự nhiên có, có từ đời đời, duy nhất, bất biến.
● Hữu thể ngẫu nhiên: vốn đa tạp, biến đổi,
(a) hoặc do Hữu Thể Tự Hữu thể hiện ra (theo giải đáp thứ nhất),
(b) hoặc do hữu thể ấy sinh ra hay tạo dựng nên (theo giải đáp thứ hai).
Nhưng:
● Cách thứ nhất coi hai ý niệm khác biệt ấy – Hữu thể Tự Hữu và hữu thể ngẫu nhiên – tương ứng với hai mặt của một thực tại duy nhất. Nghĩa là gộp hai thành một: hai mặt nhưng chỉ là một thực tại. Vì thế, ta gọi cách giải quyết này là «nhất nguyên» hay «nhất nguyên lưỡng cực», hoặc «nhất thể lưỡng diện».
Cách này dựa trên quan niệm thực tại đa diện (*7), nên trở nên tương đối đơn sơ, dễ hiểu, có khả năng thỏa mãn cao. Cách này vừa cho thấy hai loại hữu thể khác nhau, vừa tổng hợp hai loại ấy thành một thực tại duy nhất một cách tự nhiên, không gượng ép, phù hợp với kinh nghiệm bình thường của mọi người về thực tại đa diện nơi mọi vật trong vũ trụ.
● Cách thứ hai tách biệt hẳn hai loại hữu thể thành hai thực tại độc lập nhau: hữu thể loại trước tạo dựng nên hữu thể loại sau từ hư vô.Trong thuyết suy loại của Aristote, người ta cảm thấy có một sự gượng ép nào đó, cụ thể là cách hiện hữu của những hữu thể được tạo dựng, có vẻ như ở giữa hữu và phi hữu (hiểu «hữu» theo nghĩa đầu tiên của nó), là điều dường như không phù hợp với những nguyên lý đồng nhất, mâu thuẫn và triệt tam mà Aristote chủ trương phải theo. Nếu triệt để trung thành với nguyên lý mâu thuẫn, thì hai lập trường mâu thuẫn nhau như của Héraclite và Parménide thì chỉ có thể chấp nhận một lập trường là đúng mà thôi, không thể cả hai lập trường cùng đúng được. Cố gắng dung hòa chỉ là một việc làm gượng ép.
Thêm vào đó, tạo dựng từ hư vô là một ý niệm mà nhiều người theo giải đáp thứ nhất nhận thấy thật là khó hiểu, vì nó hoàn toàn đi ngược lại với kinh nghiệm bình thường của mọi người: không ai tạo dựng hay làm nên được một vật gì từ hư vô, mà luôn luôn từ một cái gì đã có sẵn. Ngay cả những người theo giải đáp thứ hai cũng cho đó là một mầu nhiệm: mầu nhiệm tạo dựng. Đã là mầu nhiệm thì không thể hiểu thấu hay giải thích được, và Thiên Chúa – hay Hữu Thể Đầu Tiên – thì toàn năng, là Đấng duy nhất có khả năng tạo dựng một cách rất mầu nhiệm ấy.
Như vậy theo giải đáp thứ hai, người ta phải chấp nhận hai mầu nhiệm hay hai điều không giải thích nổi:
● Mầu nhiệm tự hữu của hữu thể đầu tiên, duy nhất, mà giải đáp thứ nhất cũng phải nhìn nhận.
● Mầu nhiệm được tạo dựng từ không ra có của loại hữu thể thứ hai, được tạo dựng từ loại hữu thể thứ nhất.
Phân tích việc «được tạo dựng từ không ra có» này, ta thấy nó bao hàm hai điều phải chấp nhận tiên thiên mà không chứng minh:
● một là Hữu Thể Đầu Tiên có khả năng tạo dựng nên từ hư vô ra những hữu thể khác,
● hai là một vật hiện hữu có thể phát sinh hoàn toàn từ hư vô nhờ một nhân tố đã hiện hữu khác tác động vào.
Nhất nguyên và nhị nguyên
Dựa vào hai cách giải đáp khác nhau về hữu thể, ta có thể suy ra hai tính chất khác nhau của hai giải đáp đó.
Giải đáp thứ nhất – dựa trên quan niệm thực tại đa diện – cho rằng thực tại vũ trụ có hai mặt: mặt «bản thể» và mặt «hiện tượng». Xét về mặt bản thể thì vũ trụ là duy nhất, bất biến và tự hữu; xét về mặt hiện tượng thì vũ trụ là đa tạp, biến đổi và do bản thể biến hiện ra. Hai mặt này đối lập nhau, phân biệt nhau, nhưng không tách rời nhau, và là một thực tại duy nhất. Nghĩa là một thực tại duy nhất nhưng có hai mặt khác biệt nhau. – Vì thế, ta có thể gọi quan điểm này là «nhất nguyên», nghĩa là hai hình thái hiện hữu đối lập nhau ấy chỉ là một thực tại hay một hữu thể duy nhất.
b) Nhị nguyên
b) Nhị nguyên
Giải đáp thứ hai cho rằng có hai loại hữu thể tách biệt nhau: Hữu Thể Tự Hữu và hữu thể ngẫu nhiên – tức Thiên Chúa và vũ trụ trong Kitô giáo. Thiên Chúa là hữu thể tự hữu, duy nhất và bất biến, còn vũ trụ là hữu thể do Thiên Chúa tạo dựng nên từ hư không, đa tạp và biến đổi. Nên Thiên Chúa và vũ trụ là hai chứ không phải là một. – Vì thế, ta có thể gọi quan điểm này là «nhị nguyên», nghĩa là hai hình thái hiện hữu đối lập nhau ấy là hai hai thực tại hay hai hữu thể tách biệt.
● ● ●
Như vậy, có thể tóm lại một cách nôm na và biểu tượng nhưng rất dễ hiểu:
– Giải đáp thứ nhất cho rằng: hai mặt đồng tiền khác nhau có thể chỉ là hai mặt của một đồng tiền duy nhất. Đó là khuynh hướng «nhất nguyên phân cực» hay «nhất thể lưỡng diện».
– Còn giải đáp thứ hai cho rằng: hai mặt đồng tiền khác nhau tất nhiên phải là hai đồng tiền khác nhau, không thể là một được. Đó là khuynh hướng «nhị nguyên».
«Nhất nguyên» và «nhị nguyên» ở đây hiểu theo nghĩa nhận thức luận.
Tuy nhiên, trong triết lý Tây phương, «nhất nguyên» và «nhị nguyên» được hiểu theo một nghĩa khác hẳn, căn cứ trên tình trạng khởi sự. Theo nghĩa này, thì triết lý Kitô giáo là nhất nguyên vì chủ trương ban đầu chỉ có một hữu thể duy nhất, và hữu thể duy nhất này tạo dựng nên tất cả những hữu thể khác. Còn nhị nguyên là chủ trương cho rằng ban đầu có hai hữu thể khác nhau và tách biệt nhau (Thiện và Ác, hay Ánh Sáng và Bóng Tối, hay Tinh Thần và Vật Chất, hay Thiên Chúa và Satan), chẳng hạn như lập trường của thuyết Manichéisme, do Mani (216–276), một triết gia cũng là một giáo chủ người Ba Tư chủ trương (*8).
Nhưng theo nghĩa của hai từ – nhất nguyên và nhị nguyên – trong chương này, thì cả hai chủ trương vừa nói đều là nhị nguyên, vì đã tách rời hai mặt (bản thể và hiện tượng) thành hai thực tại tách biệt nhau.
Nhưng theo nghĩa của hai từ – nhất nguyên và nhị nguyên – trong chương này, thì cả hai chủ trương vừa nói đều là nhị nguyên, vì đã tách rời hai mặt (bản thể và hiện tượng) thành hai thực tại tách biệt nhau.
Nguyễn Chính Kết
_____________________
Chú thích:
(*1) Trong giải đáp thứ nhất, thực tại tự hữu là vũ trụ xét như một toàn thể, và trong giải đáp thứ hai, thực tại tự hữu là hữu thể đầu tiên hay Thiên Chúa.
(*2) Vấn đề căn bản thứ nhất là: Tại sao vũ trụ lại hiện hữu thay vì không hiện hữu? – Vấn đề này dẫn đến vấn đề «sự tự hữu».
(*3) Quan điểm này khiến cho triết lý Hy Lạp, tiền thân của triết lý Tây phương, trở thành một triết lý tĩnh (statique), với nhận thức luận đơn diện (monofaciale). Còn triết lý Đông phương là một triết lý động (dynamique), với nhận thức luận đa diện (polyfaciale) hoặc lưỡng diện (bifaciale).
(*4) Chẳng hạn, cái tự hữu và những cái ngẫu nhiên đều được gọi là hữu thể, các sinh vật và những loài vô tri, tinh thần và vật chất, linh hồn và thân xác, v. v… cũng được gọi là hữu thể, nhưng rõ ràng là cách hiện hữu của chúng mỗi vật mỗi khác. Như vậy, từ «hữu thể» ấy có những nghĩa khác nhau khi áp dụng cho những sự vật khác nhau.
(*5) «Vạn pháp»: Vạn = vô số, rất nhiều, pháp = cái gì có, cái gì hiện hữu. «Vạn pháp» = tất cả những gì có hay hiện hữu trong vũ trụ vạn vật, nói khác đi là muôn sự muôn vật. Vạn pháp là mặt hiện tượng của vũ trụ, luôn luôn thay đổi, đa dạng, khác biệt. «Chân Như»: Chân = thật, Như = không biến đổi. Chân Như là thực tại thật sự không biến đổi. Ngoài Chân Như, tất cả mọi thực tại đều biến đổi, sinh diệt, bất tất. Chân Như là mặt bản thể của vũ trụ: không sinh không diệt, như như bất biến. «Vạn Pháp»: Vạn = 10.000, nhiều, vô số, Pháp = sự vật (les êtres). Vạn Pháp là vô số thực tại đa dạng, phức tạp và luôn luôn biến đổi trong vũ trụ.
(*6) «Brahman» (Đại Ngã), trong Ấn giáo, là Thực Tại tuyệt đối, tối hậu, vô biên, vĩnh cửu, toàn tri, có mặt khắp nơi và và tràn ngập vũ trụ. «Âtman» (tiểu ngã), là từ dùng để chỉ hơi thở hay linh hồn, là nguyên lý của sự sống, và là linh hồn của mỗi cá nhân, được coi là đồng nhất với Brahman.
(*7) Quan niệm thực tại đa diện phủ nhận nguyên lý mâu thuẫn và triệt tam. Nghĩa là quan niệm này chấp nhận hai mệnh đề mâu thuẫn nhau có thể cùng đúng hoặc cùng sai; và giữa đúng và sai vẫn có thể có trường hợp thứ ba và thứ tư là không đúng cũng không sai, và vừa đúng lại vừa sai. Điều này không thể chấp nhận được trong suy tư thuần lý, nhưng ai cũng thấy có nhiều trường hợp thực tế là như vậy.
(*8) Mani, người Ba Tư, sinh năm 216 tại Baghdad (hiện nay là thủ đô của Iraq), và tuẫn đạo năm 276 (bị Kirder, một thượng tế rất nổi tiếng của Bái Hỏa giáo ra lệnh lột da sống cho đến chết). Người ta không biết tên thật của ông là gì, Mani chỉ là một danh hiệu các tín đồ gọi ông để biểu lộ lòng kính trọng (Mani là một từ Ba Tư, có gốc là mânâ, có nghĩa là ánh sáng-tinh thần). Là một Kitô hữu, nhưng đến năm 25 tuổi, ông lập ra một tôn giáo mới – Manichéisme – với chủ trương nhị nguyên như đã nói trên. Ông tự xưng là ngôn sứ cuối cùng và lớn nhất của Thiên Chúa, là người kế thừa các vị giáo chủ của 3 tôn giáo lớn tại Ba Tư: Bái Hỏa giáo (Zoroastrianisme), Phật giáo và Kitô giáo.
(*2) Vấn đề căn bản thứ nhất là: Tại sao vũ trụ lại hiện hữu thay vì không hiện hữu? – Vấn đề này dẫn đến vấn đề «sự tự hữu».
(*3) Quan điểm này khiến cho triết lý Hy Lạp, tiền thân của triết lý Tây phương, trở thành một triết lý tĩnh (statique), với nhận thức luận đơn diện (monofaciale). Còn triết lý Đông phương là một triết lý động (dynamique), với nhận thức luận đa diện (polyfaciale) hoặc lưỡng diện (bifaciale).
(*4) Chẳng hạn, cái tự hữu và những cái ngẫu nhiên đều được gọi là hữu thể, các sinh vật và những loài vô tri, tinh thần và vật chất, linh hồn và thân xác, v. v… cũng được gọi là hữu thể, nhưng rõ ràng là cách hiện hữu của chúng mỗi vật mỗi khác. Như vậy, từ «hữu thể» ấy có những nghĩa khác nhau khi áp dụng cho những sự vật khác nhau.
(*5) «Vạn pháp»: Vạn = vô số, rất nhiều, pháp = cái gì có, cái gì hiện hữu. «Vạn pháp» = tất cả những gì có hay hiện hữu trong vũ trụ vạn vật, nói khác đi là muôn sự muôn vật. Vạn pháp là mặt hiện tượng của vũ trụ, luôn luôn thay đổi, đa dạng, khác biệt. «Chân Như»: Chân = thật, Như = không biến đổi. Chân Như là thực tại thật sự không biến đổi. Ngoài Chân Như, tất cả mọi thực tại đều biến đổi, sinh diệt, bất tất. Chân Như là mặt bản thể của vũ trụ: không sinh không diệt, như như bất biến. «Vạn Pháp»: Vạn = 10.000, nhiều, vô số, Pháp = sự vật (les êtres). Vạn Pháp là vô số thực tại đa dạng, phức tạp và luôn luôn biến đổi trong vũ trụ.
(*6) «Brahman» (Đại Ngã), trong Ấn giáo, là Thực Tại tuyệt đối, tối hậu, vô biên, vĩnh cửu, toàn tri, có mặt khắp nơi và và tràn ngập vũ trụ. «Âtman» (tiểu ngã), là từ dùng để chỉ hơi thở hay linh hồn, là nguyên lý của sự sống, và là linh hồn của mỗi cá nhân, được coi là đồng nhất với Brahman.
(*7) Quan niệm thực tại đa diện phủ nhận nguyên lý mâu thuẫn và triệt tam. Nghĩa là quan niệm này chấp nhận hai mệnh đề mâu thuẫn nhau có thể cùng đúng hoặc cùng sai; và giữa đúng và sai vẫn có thể có trường hợp thứ ba và thứ tư là không đúng cũng không sai, và vừa đúng lại vừa sai. Điều này không thể chấp nhận được trong suy tư thuần lý, nhưng ai cũng thấy có nhiều trường hợp thực tế là như vậy.
(*8) Mani, người Ba Tư, sinh năm 216 tại Baghdad (hiện nay là thủ đô của Iraq), và tuẫn đạo năm 276 (bị Kirder, một thượng tế rất nổi tiếng của Bái Hỏa giáo ra lệnh lột da sống cho đến chết). Người ta không biết tên thật của ông là gì, Mani chỉ là một danh hiệu các tín đồ gọi ông để biểu lộ lòng kính trọng (Mani là một từ Ba Tư, có gốc là mânâ, có nghĩa là ánh sáng-tinh thần). Là một Kitô hữu, nhưng đến năm 25 tuổi, ông lập ra một tôn giáo mới – Manichéisme – với chủ trương nhị nguyên như đã nói trên. Ông tự xưng là ngôn sứ cuối cùng và lớn nhất của Thiên Chúa, là người kế thừa các vị giáo chủ của 3 tôn giáo lớn tại Ba Tư: Bái Hỏa giáo (Zoroastrianisme), Phật giáo và Kitô giáo.
Đọc tiếp:
No comments:
Post a Comment